Nằm trên chiếc cầu bắc ngang con lạch nhỏ giữa trung tâm. Chùa Cầu được xem như một biểu tượng du lịch về nét đẹp kiến trúc đậm chất cổ xưa. Đối với người dân Hội An, Chùa Cầu là cả một linh hồn cần được gìn giữ và phát huy. Nơi đây mang theo những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất. Và những giá trị này sẽ lưu truyền cho nhiều thế hệ sau. Chùa Cầu Hội An – Chưa check in là chưa đến Hội An!
Chùa Cầu Hội An – Câu chuyện từ lịch sử
Những năm đầu thế kỷ 17, Hội An là một trong những địa điểm sầm uất với hoạt động giao thương nhộn nhịp. Vùng đất này trù phú bởi những làng nghề truyền thống như Gốm, Dệt lụa… Để thuận tiện cho giao thương hàng hóa, Chùa Cầu được xây dựng bởi những thương nhân người Nhật Bản. Do đó còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản.
Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về thủy quái Namazu
Nhiều câu chuyện kể cho rằng, Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về thủy quái Namazu. Trong truyền thuyết, đầu con quái vật ở Ấn Độ, tại Việt Nam là phần thân của nó. Mỗi chuyển động của nó sẽ gây nên thảm họa cho loài người như động đất, lũ lụt
Vì vậy những thương nhân người Nhật xây cầu này, với vai trò như một thanh kiếm chắn ngang lưng thủy quái. Họ tin rằng sự trấn giữ này sẽ không cho Namazu cựa quậy, gây hại cho người dân.
Gọi là Chùa nhưng nơi đây không thờ Phật
Sau khi chiếc cầu được xây dựng xong, đến năm 1653 người dân lại dựng thêm phần chùa. Đây là vị trí phía Bắc, nhô ra ở giữa cầu. Từ đó tên gọi Chùa Cầu cũng bắt nguồn như thế và lan truyền cho đến tận bây giờ.
Năm 1719, một vị Chúa Nguyễn đã ghé thăm nơi đây. Cảm tác trước vẻ đẹp đặc biệt của chiếc Cầu mà đặt tên là Lai Viễn và ghi lại văn bia như một sự ngợi ca. Thế nên du khách sẽ thấy một biển lớn ở cửa chính cầu được chạm nổi Hán tự với tên “Lai Vãn Kiều”.
Gọi là Chùa nhưng nơi đây không thờ Phật. Điện chính ở giữa Cầu thờ vị Bắc Đế Trấn Võ – được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên và thịnh vượng của vùng đất này. Điện thờ đơn giản nhưng vô cùng trang nghiêm với những chi tiết chạm khắc từ gỗ sơn son.
Nhiều thế hệ người dân tại đây luôn tin rằng, chính Bắc Đế là người đã mang đến cho họ sự yên bình, ấm no từ ngàn xưa cho đến tận bây giờ.
Khám phá vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc của chùa Cầu ở Hội An
Nét trầm mặc, cổ kính của chùa Cầu đã trở thành biểu tượng của phố cổ!
Chùa Cầu sở hữu kiến trúc độc đáo
Bắt ngang giữa một nhánh nhỏ của con sông Hoài yên bình, thơ mộng. Chùa Cầu Hội An toát lên mình vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa cuốn hút lạ thường. Được khởi xướng xây dựng bởi người Nhật. Vậy nên Lai Vãn Kiều là sự giao thoa giữa kiến trúc Nhật Bản và Việt Nam một cách hài hòa.
Mái ngói của phần cầu và phần chùa mang đúng chuẩn mực của lối kiến trúc âm – dương. Phần trạm trổ hoa văn hình rồng, mặt trời vô cùng tinh xảo thường thấy của người Việt. Cột chùa hình vuông được dựng lên bằng gỗ theo đặc trưng kiến trúc của người Nhật.
Chùa Cầu vẫn hiên ngang và thơ mộng qua dòng chảy của thời gian
Chùa Cầu lặng lẽ lưu giữ sự thay đổi mạnh mẽ của thời gian. Phần gỗ và mái ngói cũng bị xuống cấp trầm trọng do tác động của chiến tranh.
Trải qua nhiều lần trùng tu và bảo dưỡng, người dân vẫn muốn giữ lại trọn vẹn vẻ đẹp vốn có của nó. Giống như cách người ta bảo vệ một tuyệt tác nghệ thuật, mang tính biểu tượng cho văn hóa và bản sắc dân tộc.
Đến năm 1990, Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Chính thức trở thành biểu tượng cho du lịch của Phố cổ Hội An nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.
Chùa Cầu Hội An – Chưa check in, chưa đến Hội An
Giữa vô vàn những bức tường vàng rực rỡ tại Phố cổ Hội An. Chùa Cầu cứ trầm mặc vắt mình giữa dòng sông Hoài thầm lặng. Ấy thế mà chính vẻ đẹp rất riêng đó đã trở thành điểm hẹn không thể bỏ lỡ của bất kỳ khách du lịch nào.
Ghé thăm chùa Cầu, gác bỏ bao bộn bề lo toan
Mái rêu phong cũ kỹ, bức tường hoen lớp sơn và từng nhịp gỗ bạc màu. Từng nét đã trở thành phong vị đặc sản mà bất kỳ du khách nào đến Hội An đều muốn trải nghiệm.
Dù đến đây giữa buổi sớm đầu xuân hay trưa hè nhộn nhịp. Du khách đều gác bỏ bao bộn bề lo toan, hòa mình vào không gian trang nghiêm giữa điện thờ. Có người cầu mong những điều tốt đẹp cho cuộc sống
Có người trầm lặng ngắm nhìn sự đặc biệt trong lối kiến trúc cổ xưa hiếm có qua từng đường nét được chạm khắc trên cầu. Giống như một cách biểu lộ sự trân trọng nét đẹp văn hóa riêng biệt tại vùng đất này.
Đó là lý do vì sao người ta thường nói rằng, nếu không ghé thăm Chùa Cầu Hội An thì xem như chưa đến Phố Cổ.
Chùa Cầu – Góc sống ảo hot nhất phố cổ
Chỉ đặt góc máy ở phía chiếc cầu nhỏ đối diện để lấy được toàn bộ kiến trúc chùa Cầu. Sau đó thả dáng rồi “tách” là có ngay chiếc ảnh triệu like.
Mách nhỏ với bạn bí kíp để có 1000+ chiếc ảnh sống ảo tuyệt đẹp tại “Hội An cổ trấn” đây. Hội An góc nào cũng đẹp, thay vì chụp những bức ảnh tự sướng mặt che hết khung hình. Bạn hãy để thiên nhiên, khung cảnh trở thành “nhân vật chính” của bức hình nhé!
Đảm bảo những tấm hình này sẽ cực chill và phong cảnh càng khiến bạn trở nên lung linh và ngầu hơn đấy!
Trải qua dòng chảy của thời gian, chùa Cầu Hội An vẫn kiên cường, hiên ngang. Sự trầm mặc và nét cổ xưa của chùa Cầu đã in sâu vào tâm trí mỗi con người Hội An, và là điểm check in có sức hút lớn với du khách. Ngôi chùa mang ý nghĩa văn hóa lớn, được vinh dự xuất hiện trên tờ tiền polymer 20.000 VNĐ. Nếu có dịp ghé thăm phố Hội, nhớ thả vài chiếc ảnh sống ảo đầy thơ mộng tại đây để Địa Điểm Hội An thả tim cho bạn nhé!