Nếu bạn yêu thích những bộ môn nghệ thuật truyền thống thì không thể bỏ qua phố cổ Hội An. Nơi đây được mệnh danh là vùng đất của những trò chơi, bài ca dân gian lâu đời. Trong đó phải kể tới bài chòi Hội An – nghệ thuật đặc trưng của vùng đất miền Trung nước ta. Để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về lĩnh vực này, mời bạn cùng đồng hành với Địa Điểm Hội An trong bài viết sau!
Nguồn gốc nghệ thuật bài chòi bạn nên biết
Bài chòi được biết tới là di sản văn hóa phi vật thể các của các tỉnh miền Trung nước ta. Theo như các nghiên cứu văn hóa dân gian cho thấy, nghệ thuật bài chòi trước kia là một trò chơi diễn tả cuộc sống sinh hoạt, văn hóa của người dân nơi đây.
Khoảng vào cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII, thú rừng thường xuyên phá hoại hoa màu của người dân. Do đó, người ta bắt buộc phải lập những chòi trên đỉnh đồi. Và mỗi chòi sẽ có một thanh niên gác. Khi gác trên chòi, để tránh nhàm chán, người dân đã giao lưu với nhau bằng những câu hò. Từ đây nghệ thuật bài chòi bắt đầu ra đời.
Lâu dần về sau, môn nghệ thuật này được ứng dụng trong cả những mùa lễ hội. Nó được coi là một thú vui giải trí mang đậm nét truyền thống của dải đất miền Trung.
Đôi nét về nghệ thuật bài chòi Hội An
Thật thiếu sót khi bạn đặt chân tới Hội An mà không tìm hiểu về nghệ thuật bài chòi. Vậy bài chòi là gì? Thực chất đây là cụm từ để chỉ một loại dân ca và trò chơi dân gian chỉ có tại miền Trung nước ta. Về sau này, nghệ thuật bài chòi đã được các nghệ nhân phát triển để đưa lên các sân khấu kịch trong nước.
Hội bài chòi được tổ chức thường niên ở Hội an vào những dịp Tết. Đặc biệt là Tết Nguyên Đán truyền thống. Để tham gia trò chơi này, người ta đã dựng 9 hoặc 11 chòi. Số lượng chòi được chia làm 2 bên, mỗi bên 5 chòi với độ cao chừng 2 – 3m.
Bên trong mỗi chòi có thể chứa được 3 người ngồi. Ở chính giữa 10 chòi là 1 chòi trung tâm – nơi dành cho các vị quan chức địa phương.
Bài chòi có mấy loại hình?
Bài chòi Hội An hiện nay được phát triển theo cả 2 loại hình là hát biểu diễn bài chòi và chơi bài chòi.
Biểu diễn bài chòi
Với người dân phố Hội và du khách thân quen, hát bài chòi đã trở thành một “món ăn tinh thần” không thể thiếu. Các nghệ sĩ, nhạc sĩ đã liên tục sáng tạo ra thêm những làn điệu, những câu hò dân ca mang đậm nét truyền thống. Trong đó phải kể tới bài ca hò Khoan, vè Quảng, hò Chèo thuyền hay hát Ru con.
Để truyền lại tình yêu với bộ môn nghệ thuật này cho đời sau, Trung tâm Văn hóa – thể thao Hội An còn không quên tổ chức những lớp dạy hát cho các em nhỏ trên phố cổ. Các bạn nhỏ sẽ được hướng dẫn trực tiếp bởi các nghệ sĩ hát chòi thế hệ trước.
Nhờ có sự đầu tư ngày càng kỹ lưỡng mà bộ môn dân ca truyền thống này tới nay vẫn là một điểm thu hút lớn với khách du lịch khi tới Hội An. Thậm chí, đã có rất nhiều tờ báo quốc tế nhắc tới và khen ngợi bài chòi Hội An.
Cách chơi bài chòi Hội An
Đánh bài chòi có bản chất là dùng bộ bài tam cúc cải tiến để chơi. Bộ bài này gồm có 33 lá với ý hiểu nôm na là việc khắc họa những nhân vật như “ông sầm, nhứt lọc, thằng bí, nhì nghèo, lá liễu,…” trên giấy rồi dán chặt vào một thẻ tre nào đó.
Khi trò chơi bắt đầu, người hô thai (anh hiệu – chị hiệu) sẽ thực hiện thao tác xốc ống bài lên. Sau đó, anh hiệu sẽ rút ra một con và hô to tên của nó lên. Và để tăng thêm sức hấp dẫn cho trò chơi, anh hiệu sẽ hô lên một câu ca dao có chứa tên con bài này. Chòi nào cùng tên sẽ gõ mõ để báo hiệu.
Lúc này, người chơi sẽ tự chọn một chòi cho mình để nhận thẻ cờ. Và người thắng cuộc sẽ được nhận những món quà đậm truyền thống Hội An. Đó có thể là một vật kỷ niệm hoặc một món ăn đặc trưng.
Trường hợp nếu có khách ngoại quốc tham gia trò chơi thì ban tổ chức đã có sẵn đội phiên dịch giỏi ngoại ngữ để giải thích chi tiết. Thậm chí một số chủ trò còn tự học thêm tiếng Anh để tiện gửi thông tin tới khách du lịch khi cần thiết.
Có thể thấy rằng, bài chòi Hội An không chỉ là bộ môn nghệ thuật dân gian đặc sắc mà nó còn là nơi lưu giữ nếp sống giản dị của người dân khu vực. Mỗi câu hát, mỗi bàn chơi đều thể hiện rõ nét tư tưởng, tình cảm truyền thống nơi đây. Nếu có dịp ghé qua vùng đất này thì bạn đừng quên trải nghiệm bài chòi nhé!