Làng Lụa Hội An – “Bảo tàng sống” lưu giữ vẻ đẹp truyền thống phố Hội

Ra đời từ những năm của thế kỷ 17, Làng lụa được biết đến là “con đường tơ lụa trên biển” của Hội An nói riêng và Việt Nam nói chung. Nơi đây lưu giữ cách nuôi tằm ươm tơ và dệt lụa của người Champa cổ xưa. Hiện nay, làng được sự đầu tư để phát triển du lịch. Đây như một cách để người Hội An quảng bá nét đẹp văn hóa mà họ luôn gìn giữ. Đồng thời giúp du khách có thêm những trải nghiệm thú vị, không thể nào quên được. Làng Lụa Hội An – “Bảo tàng sống” lưu giữ vẻ đẹp truyền thống phố Hội.

lang-lua-hoi-an

Đến Làng lụa Hội An bằng cách nào?

Đến làng lụa không khó. Chỉ cần bạn muốn đi mà thôi. Địa chỉ của Làng Lụa Hội An tại 28 Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hội An. Bạn có thể đi bằng taxi, xe ô tô hoặc thuê xe máy để chủ động cho hành trình khám phá của mình. Đặc biệt, nếu đã đặt phòng ở gần đây, bạn hoàn toàn có thể thuê xe đạp hoặc xích lô để nhìn ngắm phố phường. 

Trải nghiệm thú vị, khó quên tại Làng lụa Hội An

Tại Làng Lụa, du khách sẽ được trải nghiệm những điều thú vị, mới lạ, chắc chắn để lại nhiều dấu ấn đặc biệt cho hành trình khám phá của mình. 

Hòa mình vào không gian cổ kín tại Nhà Rường

Nhà rường là kiểu nhà truyền thống của người Hội An. Tại gian lớn của Nhà Rường ở Làng Lụa là nơi thờ Bà Chúa Tàm Tang. Người đã có nhiều công lao trong việc phát triển làng nghề dệt lụa ở Hội An và đưa sản phẩm ra thế giới. Bà có tên thật là Đoàn Thị Ngọc, khi làm Hoàng Hậu có tên là Đoàn Quý Phí. 

lang-lua-hoi-an

Khám phá những gốc dâu cổ thụ

Có lẽ chỉ có tại làng Lụa bạn mới được nhìn thấy những gốc dâu trăm tuổi cổ thụ to lớn. Một số cây còn được trồng từ thời Champa xa xưa. 

Học cách nuôi tằm và ươm tơ

Lá từ cây dâu được hái vào cho tằm ăn ở những chiếc nông lớn. Mỗi con tằm bé nhỏ được nuôi lớn bằng nguyên liệu tự nhiên sẽ cho con người kén tằm đặc biệt. Từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, hoàn thành công việc dâng tơ của loài tằm chỉ vỏn vẹn 40 – 45 ngày. 

Phần kén lấy được từ tằm sẽ được bỏ vào nồi nước sôi để cho ra những sợi tơ mềm dẻo. Từ những sợi tơ mảnh này, người thợ sẽ gom lại thành những sợi lớn để tiến hành công đoạn dệt lụa. 

lang-lua-hoi-an

Nhìn ngắm những đôi tay thợ dệt lụa điêu luyện

Trải qua biết bao công đoạn từ nuôi tằm đến ươm tơ, khâu cuối cùng chính là dệt lụa. Điểm đặc biệt của làng nghề nơi đây còn được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của những nghệ nhân lành nghề. Mỗi tấm lụa dệt bằng khung dệt từ thời Champa xa xưa.Từng hoa văn, hoạt tiết đều được tạo nên bằng tất cả tâm huyết, tỉ mỉ của người thợ. Để có thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp này, du khách hãy đến gian Trưng bày của Làng Lụa Hội An. 

Học cách nhận biết lụa thật hay lụa pha

Điều thú vị nữa lại đây chính là bạn sẽ được học cách phân biệt lụa thật và lụa giả với cách vô cùng đơn giản. Thử với một ngọn lửa, lụa thật sẽ không bắt lửa, không bị vón lại thành cục. Khói bay lên có màu trắng sữa và khét như mùi tóc cháy. Lụa giả khi đốt với lửa sẽ như một tấm nilon, khói đen và vón lại thành cục. 

lang-lua-hoi-an

Thưởng thức ẩm thực tại làng lụa

Tham quan cả ngày trong Làng chắc chắn sẽ khiến chiếc bụng của bạn cồn cào kêu đói. Đừng quên tặng cho mình một bữa Buffet dân dã với những món ngon đặc trưng của Hội An nhé! Cao lầu, Mì quảng, Bánh hoa hồng… là những món du khách không thể bỏ qua. Đặc biệt hơn nữa, những gian hàng tại đây đều bày trí trên gánh nan, cho bạn cảm giác như được ăn lại món ngon quê nhà từ tay mẹ, tay bà làm nên. 

Một vài điểm đến gần Làng lụa Hội An bạn đừng bỏ lỡ

Nếu đã đến Hội An, bạn đừng bỏ lỡ những địa điểm du lịch hấp dẫn dưới đây nhé! 

Dạo quanh Phố Cổ

Không phải giới thiệu thêm nữa, Phố Cổ chắc chắn là điểm hẹn không thể bỏ lỡ khi đến với Hội An. 

Chiêm ngưỡng Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu Hội An là sự giao thoa giữa nét đẹp văn hóa Nhật – Việt. Đồng thời cũng là điểm chiêm bái của người du khách, cầu mong bình an và sự tốt lành cho cuộc sống. 

chua cau hoi an

Trải nghiệm miền sông nước ở Rừng Dừa Bảy Mẫu

Mang đến du khách cảm giác như được hòa mình vào vùng đất sông nước hữu tình, nơi có những rặng dừa xanh mát mắt. Không chỉ có vậy, đây là điểm đến lý tưởng nếu hội bạn bè muốn thỏa sức trải nghiệm những trò chơi dân gian thú vị.

Thời điểm đến tham quan Làng lụa lý tưởng nhất

Tại Hội An nói chung, du khách nên hạn chế đi du lịch vào thời gian từ tháng 8 đến tháng 1. Đây là lúc có nhiều mưa và bão. Còn lại những mùa khác, bạn sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của vùng đất và con người nơi đây. 

Ghé thăm làng lụa Hội An sẽ là một trải nghiệm đáng có cho chuyến hành trình khám phá phố cổ. Hy vọng những chia sẻ từ Địa Điểm Hội An sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm hữu ích cho chuyến hành trình của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *